BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA NĂM HỌC 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
TRƯỜNG TH ĐỒNG SƠN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Đồng Sơn, ngày  02 tháng 3 năm 2021

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

NĂM HỌC 2021 – 2022

 

Kính gửi:     – Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực

 

  1. SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2

 

STT Tên sách

(theo QĐ 709/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021)

Tác giả Nhà xuất bản Ưu điểm Hạn chế Xếp thứ tự
1 Tiếng Việt 2 Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Bùi Mạnh Hùng – Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -Mô hình SGK dạy TV trú trọng các kỹ năng ngôn ngữ của học sinh.

–          – Hệ thống chủ điểm trong sách rất đa dạng phong phú bao quát nhiều lĩnh vực đời sống. Tên các chủ điểm có sức gợi mở hấp dẫn với học sinh.

–          – Ngữ liệu phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của học sinh, ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh xúc cảm. 

–          – Các nội dung dạy học được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội cho GV tổ chức các hoạt động dạy học một cách linh hoạt.

–          –  Thiết kế hoạt động viết theo trình tự hợp lý

–          – Trú trọng hoạt động đọc mở rộng.

–          – Kết hợp hài hòa kênh chữ và kênh hình.

–          – Trú trọng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.

–          -Cấu trúc SGK có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

–          – Nội dung có tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp , đảm bảo tính ổn định, bền vững xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 2

–          – Cấu trúc SGK có tính mở,tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Một số nội dung khi yêu cầu học sinh viết đoạn tôi thấy:

 Đề bài mở, kiến thức rộng, khó với HS lớp 2.

VD:luyện đọc đoạn, bài 2 , T 37, Tập 2

Viết 3 – 5 câu kể về một sự việc đã được chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sinh sống

Hay: Luyện viết đoạn Bài 2, trang 15,Tập2 : Viết 3- 5 câu tả một đồ vật em thường dùng vào ngày nắng hoặc ngày mưa, ngày nóng hoặc ngày lạnh .

Không những khó đối với HS lớp 2 mà GV cũng sẽ gặp khó khăn khi hướng dẫn HS tả nhiều đồ vật khác nhau như: cái ô, cái nón, cái mũ,cái quạt, cái áo mưa,…trong khi đó mỗi tiết học chỉ có 40 phút.

–  Phần hình nên ghi tên tranh theo thứ tự 1,2,3 để HS dễ điền.

VD: Bài Chuyện bốn mùa trang 10 câu hỏi 3-TV tập 2

 

 

1
2 Tiếng Việt 2 Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam  

–                   – Đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của HS tạo cơ hội cho HS tham gia vào những hoạt động giao tiếp.

–               Phát huy tính tích cực của HS.

–           Chú trọng dạy học tích hợp và phân hóa.

– Chú trọng các kỹ năng ngôn ngữ của học sinh

–                    Hệ thống chủ điểm đa dạng phong phú .

–          Ngữ liệu trong TV 2 được chọn lựa kỹ lưỡng, phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm của học sinh.

– Chú trọng định hướng thực hành.

-Chú trọng đổi mới dạy viết cho HS và thiết kế các hướng dẫn viết theo một trình tự hợp lý.

– Nội dụng dạy học theo định hướng mở. Chú ý đến hoạt động mở rộng.

– Chú trọng đến kênh hình.

– Cấu trúc SGK được sắp xếp bài học theo chủ điểm.

–          – Nội dung có tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp , đảm bảo tính ổn định, bền vững xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 2

– Cấu trúc SGK có tính mở,tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

-Các kênh hình cần  tô màu rõ .

VD Bài thời gian biểu: Cẩu thủ nhí Lê Đinh Anh trang 13 tập 2

Cần kẻ cột , hàng trong thời gian biểu hoặc tô màu phân biệt rõ thời gian sáng , trưa, chiều, tối

-Phần vận dụng sau mỗi bài học tôi thấy rất khó để GV chuẩn bị cho HS cả lớp.

VD: – Đọc một truyện về trẻ em.

– Đọc một truyện về gia đình.

– Đọc một bài đọc về gia đình.

– Đọc một bài thơ về gia đình.

3
3 Tiếng Việt 2 Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Bích Hà, Đặng Kim Nga, Trần Mạnh Hường, Nguyễn Thị Tố Ninh, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Khánh Hà, Hoàng Thị Minh Hương, Trần Bích Thuỷ, Lê Hữu Tỉnh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh  

-Sách lấy việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ làm trục phát triển của cuốn sách để phục vụ mục tiêu và phát triển năng lực đặc thù.

-Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh để phát triển toàn diện, vững chắc phẩm chất và năng lực.

-Chú ý đễn tính vừa sức và tâm lý lứa tuổi của học sinh.

-Chú trọng đến kênh hình. Dạy học thông qua hoạt động trò chơi’.

-Sách thiết kế nội dung mở để giáo dục phân hóa.

-Cấu trúc SGK được sắp xếp bài học theo chủ điểm.

–          – Nội dung có tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp, đảm bảo tính ổn định, bền vững xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 2.

 

–          – Một số bài tập đọc còn dài, có nhiều từ khó Ví dụ Bài Ươm  mầm trang 90,91- TV tập 1.

–          – Một số bài tập câu hỏi còn trừu tượng đối với học sinh

–          VD bài Thầy cô của em trang 71 bài tập 2- TV tập 1

–          – Một số câu hỏi từ ngữ còn trùng lặp. Tiết 7,8 trang 75 bài tập 3 – TV tập 2.

–          – Câu hỏi trừu tượng không rõ ràng.

–          VD bài Luyện tập trang 5 bài tập 2 –TV tập 2

–          – Câu hỏi chưa phù hợp với nội dung bài tập đọc.

–          VD bài Bồ câu tung cánh trang 7 câu hỏi 3 phần đọc hiểu.

–          – Phần tự đánh giá sau mỗi bài học. Sách yêu cầu HS viết vào bảng đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Phần này rất khó đối với HS lớp 2.

2
4 Toán 2 Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam  1.SGK Toán lớp 2  được biên soạn đáp ứng các yêu cầu chung đối của SGK mới đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn.

2. SGK Toán 2 giúp học sinh không chỉ có được những kiến thức, kĩ năng Toán học cơ bản ban đầu mà còn tìm thấy toán học trong cuộc sống hằng ngày qua  những trò chơi, hoạt động gắn với thực tế cuộc sống của các em. 3.Cấu trúc sách và cấu trúc bài học có tính mở, được thiết kế theo các chủ đề một cách sáng tạo, rõ ràng giúp GV chủ động, linh hoạt hơn trong giảng dạy theo tình hình thực tế, HS chủ động, hứng thú tìm hiểu, tiếp cận kiến thức.

4.Nội dung trong SGK được lồng ghép với nhiều hoạt động, trò chơi toán học. Mỗi bài học, các đơn vị kiến thức liên kết nhau, mạch kiến thức được thiết kế theo định hướng PTNL, gắn với thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt được lồng ghép, tích hợp nội môn và liên môn giúp HS không chỉ thấy gần gũi với Toán học mà còn tăng thêm hiểu biết và vốn sống cho các em;

5.Tuyến nhân vật xuyên suốt chương trình, hình ảnh minh họa trong SGK gần gũi,hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh.

6. Hệ thống các bài tập thực hành, luyện tập phong phú nhằm định hướng, hỗ trợ đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá.

* Sách Toán tập 1

– Bài 8 trang 33: Trong 1 bài mà giới thiệu cả 1 bảng cộng ( Kiến thức nặng)

– Bài 10 Luyện tập chung( bài 4 trang 39 dùng khái niệm hình lập phương khá trừu tượng với HS.

– Bài 12 trang 47 : Trong 1 bài mà giới thiệu cả 1 bảng trừ ( Kiến thức nặng)

– Bài 13 trang 50 Phần khám phá: màu sắc của hình vẽ minh hoạ chưa chính xác( cần tô màu vàng vào cả 6 bông hoa màu trắng)

– Bài 4 trang 92( Đề bài chưa chính xác. Cần sửa là: Tìm quần và áo có kết quả giống nhau)

* Sách Toán tập 2

-Không có bảng nhân 3, chia 3; bảng nhân 4, chia 4. Học sinh không thể tự học, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức của bảng nhân, chia.

– Bài 46:Khái niệm về khối trụ và khối cầu với học sinh lớp 2 còn quá trừu tượng

Bài 56: Giới thiệu Tiền Việt Nam: Phần khám phá không nên đưa các tờ Tiền mệnh giá 100 đồng, 200đồng, 500đồng vì mệnh giá các loại tiền này không sử dụng nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

5 Toán 2 Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1.  Trong Sách Toán 2 hệ thống kiến thức cốt lõi và các phẩm chất, năng lực được cài đặt công phu, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động dạy học.

2.SGK Toán 2 tiếp cận HS theo cách HS học Toán. Giúp HS tự tìm tòi, khám phá và học tập một cách sáng tạo theo năng lực của mình. Các em sẽ thấy Toán học ở khắp mọi nơi và những hình ảnh gần gũi gắn với đời sống thực tế: từ việc tính xem có bao nhiêu bạn tham gia thu gom chai nhựa để bảo vệ môi trường đến hàng cây thanh long được trồng thẳng hàng thế nào….

3. Cân đối giữa việc học và vận dụng kiến thức đảm bảo  giảm tải cho học sinh.

4. Các nội dung về Phẩm chất và Năng lực được tích hợp phong phú, đa dạng, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, phát triển tư duy, sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống và rèn tính độc lập cho các em.

5. Nội dung và hình thức SGK tạo hứng thú cho Giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

6.Các tài liệu dạy, học đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

 

 

 

 

 

– Sử dụng tranh ảnh quá nhiều làm học sinh không tập trung học tập.

-Tên bài chưa logic với các bài tập (Bài 19 và bài 43)

– Nội dung 1 số bài còn giống nhau( Bài 4 trang 44 và bài 3 trang 46)

– Bài toán về nhiều hơn ít hơn, không viết sẵn câu lời giải để học sinh tự khám phá ghi câu lời giải.

-Bài 9 trang 118: HS ước ượng số quả trứng quá lớn gây khó cho HS;

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

6 Toán 2 Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm  

1.Sách giáo khoa Toán 2 được biên soạn đáp ứng các yêu cầu chung đối của SGK mới. Nội dung kiến thức có tính kế thừa và đồng tâm với kiến thức Toán lớp1 giúp học sinh học về số và phép tính, hình học và đo lường; làm quen với ứng dụng của Toán học trong cuộc sống.

2.Cấu trúc sách và cấu trúc bài học có tính mở, được thiết kế một cách sáng tạo, rõ ràng giúp GV chủ động, linh hoạt hơn trong giảng dạy theo tình hình thực tế của lớp mình.

3. Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, có sự phân hóa cao. Học sinh sẽ được thực hành nhiều hơn.

4. Hình ảnh minh họa trong SGK gần gũi,hấp dẫn, giúp HS chủ động, hứng thú tìm hiểu, tiếp cận kiến thức.

5.Các tài liệu dạy, học đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và HS.

 

 

 

-Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 gộp nhiều kiến thức quá nặng với học sinh lớp 2.

– Bảng cộng, bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 một số bài tập quá trừu tượng với học sinh( Bài 2 trang 26)

– Một số bài tập về ước lượng và xác suất thống kê còn khó với học sinh.

– Nhiều bài Toán khó, trừu tượng đối với HS chậm tiến độ

 ( Bài 3trang17, bài 4 trang 19,…)  BT1b trang 6: nên tách ra 4 ý để HS dễ hiểu.

– Kênh hình, kênh chữ nhiều.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7 Toán 2

(đang chờ phê duyệt)

Trần Diên Hiển (Chủ biên), Nguyễn Đình Khuê, Đào Thái Lai, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Vân Nhà xuất bản Đại học Vinh 1. SGK Toán 2 được trình bày hấp dẫn gây hứng thú cho học sinh. Kênh chữ và kênh hình phù hợp có tính thẩm mỹ.

2.Nội dung mỗi bài học được thể hiện sinh động, thúc đẩy HS học tập tích cực, kích thích HS tư duy sáng tạo.

3.Thiết kế bài học, chủ đề trong SGK có tính mở giúp GV dễ dạy, dễ lựa chon phương án hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

4. Hình ảnh minh họa trong SGK gần gũi,hấp dẫn, giúp HS chủ động, hứng thú tìm hiểu, tiếp cận kiến thức;

– Nhiều bài Toán khó, trừu tượng đối với HS.

-Bài ôn tập các số trong phạm vi 100  (Bài 1/6 nên có thêm một số tròn chục và một số có hàng chục là 5)

– Bài 5 trang 9 chưa tường minh nên có thêm cụm từ “trong đó”vào trước câu : Sao Hoạ Mi dành được 32 lá cờ.

– Bài phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 trang 23 (Bài 1 : Tính nhẩm Phép tính 7+0 nên thay bằng phép tính 7+5 vì đang học bài phép cộng có nhớ.

– Bài Luyện tập trang 26( Bài 5:Tìm phép tính nêu câu trả lời: Yêu cầu HS viết tiếp câu hỏi sau đó làm phép tính nêu câu trả lời là quá khó cho học sinh)

– Bài phép nhân Tập 2 trang 8

( Bài tập 4 hình vẽ chưa rõ số lượng bút trong mỗi hộp).

4
8 Đạo đức 2 Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -Hình ảnh sinh động, màu sắc đẹp, kênh chữ, kênh hình hợp lí.

-Gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh lớp 2

-Đảm bảo tính kế.

– Chú trọng tích hợp nội môn; tích hợp liên môn.

– Phần bài học ngắn gọn, dễ nhớ.

Kênh chữ trong bài còn hơi nhỏ, chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 2 vì các em vừa ở lớp 1 lên.  

 

 

 

 

2

9 Đạo đức 2 Trần Thanh Bình, Đinh Phương Duy, Phạm Quỳnh (đồng Chủ biên), Trần Thị Thùy Dung, Nguyễn Hà My, Lâm Hồng Lãm Thúy, Nguyễn Huyền Trang, Lê Phương Trí. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -Kênh hình nhiều, kênh chữ ít.

-Nhiều tranh ảnh lấy từ thực tế, thúc đẩy trí tò mò, ham thích tìm hiểu cho HS.

-Các nhân vật trong mỗi bài có tên rất phù hợp với các em HS lớp 2.

– Chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất cho HSAHSHhhọc sinh.

-Nội dung từng bài rõ các phần.

– Phần bài học ngắn gọn, dễ nhớ.

– Ở trang 21 bài : Bảo quản đồ dùng gia đình: HS phải sắm vai xử lí tình huống : tháo nồi cơm ra để xem trong đó có gì ? chưa phù hợp với HS vì với những HS hiếu động các em có thể về nhà tháo ngay nồi cơm ra xem. Nên chăng  thay bằng câu hỏi : Bạn đoán xem bên trong nồi cơm có gì?  

 

 

 

 

3

10 Đạo đức 2 Trần Văn Thắng (Tổng Chủ biên), Ngô Vũ Thu Hằng (Chủ biên), Nguyễn Thị Việt Hà, Vũ Thị Mai Hường. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh -Chủ đề các bài học gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

-Rõ cấu trúc từng phần trong mỗi nội dung bài học.

-Phần liên hệ rõ, gắn liền với kinh nghiệm sống hàng ngày của Hs.

-Phần bài học ngán gọn, dễ nhớ.

-Bài 8 trang 42: Bảo quản đồ dùng cá nhân. Tranh ở phần khởi động vẽ nhiều đồ dùng, nên chăng chỉ cần vẽ một số đồ dùng còn lại cho HS tự kể các đồ dùng trong gia đình các em.  

 

 

 

 

 

1

11 Tự nhiên và Xã hội 2 Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Sách hấp dẫn người học: Hình ảnh sinh động, đẹp mắt, thiết kế mở, kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình.

– Trong tất cả các hoạt động hs là chủ thể, chủ động trong việc khai thác kiến thức mới.Ở cuối mỗi chủ đề học sinh được tự đánh giá kết quả học tập của mình.

– Hs được tham gia dự án: Làm xanh trường lớp ở chủ đề trường học.

_ Giúp hs hình thành, phát triển các năng lực, bồi dưỡng các phẩm chất. Cụ thể: Tạo cơ hội cho việc tự học, bồi dưỡng khả năng giao tiếp và hợp tác, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

– Ở mỗi chủ đề có bài ôn tập đánh giá đều sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi nhớ, phát triển tư duy sáng tạo.

-Ở hoạt động khám phá của một số bài có một số yêu cầu khó đối  với học sinh lớp 2, cụ thể:

+Ở bài 6:chủ đề Trường học có yêu cầu: Nêu ý nghĩa của ngày lễ khai giảng.

+ Ở bài 11: Hoạt động mua bán hàng hóa có yêu cầu 2: Nêu những điểm khác nhau trong cách trưng bày hàng hóa ở những nơi đó.

-Ở hoạt động khám phá của bài 13:Hoạt động giao thông cần thêm một số biển báo giao thông nữa

_ Ở hoạt động vận dụng bài 4: Giữ sạch nhà ở, yêu cầu làm hộp đồ dùng từ vật liệu đã qua sử dụng. Yêu cầu này chưa thực sự hợp lý vì mất nhiều thời gian, hiệu quả chưa cao. Nên thay bằng yêu cầu hs thực hành sắp xếp góc học tập và đồ dùng cá nhân của em gọn gàng ngăn nắp.

1
12 Tự nhiên và Xã hội 2 Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Mỗi tiết học được trình bày trong 2 trang liền nhau..

 -Cấu trúc nội dung bài học được biên soạn theo hướng tích hợp giữa môn Tự nhiên và Xã hội với môn Tiếng Việt và môn Đạo đức.

– Nội dung bài học phát huy tối đa tính thực tiễn và gần gũi với hs.

-Hình ảnh sinh động, ngôn ngữ trong sáng, kết hợp hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình.

Các hoạt động ở mỗi bài học đều phát huy tối đa những năng lực phẩm chất của học sinh.

-Các câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu, gần gũi với đời sống của học sinh

-Việc phân chia tiết trong mỗi bài chưa rõ ràng. 2
13 Tự nhiên và Xã hội 2 Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Bùi Phương Nga (Chủ biên), Nguyễn Tuyết Nga, Lương Việt Thái, Phùng Thanh Huyền. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – Mỗi chủ đề có một bài ôn tập được thể hiện bằng sơ đồ hóa các kiến thức và mối liên hệ giữa các kiến thức đã học,nhằm phát triển năng lực tư duy cho hs.

-Nội dung bài học được trình bày khoa học giữa kênh chữ và kênh hình.

– Các bài học đều được thiết kế theo hướng mở, tạo điều kiện mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống.

-Thể hiện được yêu cầu đổi mới đánh giá.

– Đáp ứng được mục tiêu chương trình môn học

 

-Kênh chữ còn nhiều.

– Ở bài 2 “Nghề nghiệp” chủ đề Gia đình với học sinh lớp 2 chưa phân biệt được công việc tình nguyện với công việc có thu nhập nên khó hoàn thành phiếu thu thập thông tin.

-Ở bài 5, chủ đề Trường học có câu hỏi khó “Kể tên một số sự kiện diễn ra ở trường học?”. Nên thêm một số hình ảnh về các sự kiện ở trường để học sinh dựa vào tranh để nêu tên các sự kiện.

– Bài 16: Cơ quan hô hấp. Phần thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp không cần thiết.

 

3
14 Giáo dục Thể chất 2 Nguyễn Duy Quyết, Hồ Đắc Sơn (đồng Tổng Chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Duy Tuyến, Phạm Mai Vương. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Nội dung: Các bài học/chủ đề có những hoạt động học tập thiết thực giúp học sinh biết định hướng để đạt được mục tiêu cần đạt, mỗi bài học được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Giúp giáo viên thực hiện dạy học thích hợp gắn kết bài học với thực tiễn.

– Hình thức: Đa dạng, phong phú.

– Động tác giậm chân tại chỗ của chủ đề ĐHĐN còn nặng so với học sinh lớp 2.

– Chủ đề ĐHĐN lớp 2 chưa có nội dung đầy đủ( như điểm số, quay phải, quay trái) để ôn lại kiến thức của lớp 1.

 

1
15 Giáo dục Thể chất 2 Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Lê Hải, Nguyễn Đình Phát, Trần Minh Tuấn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Nội dung: Các bài học/chủ đề có những hoạt động học tập thiết thực giúp học sinh biết định hướng để đạt được mục tiêu cần đạt, mỗi bài học được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Giúp giáo viên thực hiện dạy học thích hợp gắn kết bài học với thực tiễn.

– Hình thức: Đa dạng, phong phú.

 

– Động tác giậm chân tại chỗ của chủ đề ĐHĐN còn nặng so với học sinh lớp 2.

– Chủ đề ĐHĐN lớp 2 chưa có nội dung đầy đủ( như điểm số, quay phải, quay trái) để ôn lại kiến thức của lớp 1.

 

2
16 Giáo dục Thể chất 2 Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Phạm Đông Đức (Chủ biên), Phạm Tràng Kha, Nguyễn Duy Linh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – Nội dung: Các bài học/chủ đề có những hoạt động học tập thiết thực giúp học sinh biết định hướng để đạt được mục tiêu cần đạt, mỗi bài học được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Giúp giáo viên thực hiện dạy học thích hợp gắn kết bài học với thực tiễn.

– Hình thức: Đa dạng phong  phú, nhiều kênh hình kênh chữ dễ hiểu.

– Chủ đề ĐHĐN lớp 2 đã có nội dung để ôn lại kiến thức của lóp 1.

 

– Động tác giậm chân tại chỗ của chủ đề ĐHĐN còn nặng so với học sinh lớp 2. 3
17 Âm nhạc 2 Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Mai Linh Chi, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Nga, Đặng Khánh Nhật, Trần Thị Kim Thăng, Nguyễn Thị Thanh Vân. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Hình thức: Sách được in đẹp, bố cục hợp lý, chữ rõ ràng, màu sắc sinh động phù hợp với học sinh Tiểu học.

– Nội dung: Đầy đủ các dạng bài, chủ đề phong phú gần gũi hấp dẫn với học sinh.

– Tính giáo dục: đảm bảo mục tiêu giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nội dung: Học bài hát : Hoa trong vườn xuân nên thay thế bài hát khác quãng khó và khó lấy hơi ở câu cuối đối với cữ giọng của hs lớp 2.

– Một số bài tập ở phần tập đọc nhạc còn hơi khó đối với học sinh.

1
18 Âm nhạc 2 Hồ Ngọc Khải – Lê Anh Tuấn (đồng Tổng Chủ biên) – Đặng Châu Anh (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Trần Ngọc Hưng, Nguyễn Mai Kiên, Hà Thị Thư, Trịnh Mai Trang, Tô Ngọc Tú, Lâm Đức Vinh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Hình thức: sách in đẹp, hình vẽ nét, màu sắc phong phú lôi cuốn học sinh.

– Nội dung các bài sắp xếp hợp lý, phù hợp với năng lực học sinh Tiểu học.

– Tính giáo dục : Nội dung sách mang tính giáo dục cao giúp học sinh phát huy được phẩm chất và năng lực của bản thân.

– Chữ in ở bài hát còn hơi nhỏ. 2
19 Âm nhạc 2 Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Tạ Hoàng Mai Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh –  Kênh hình hài hòa đẹp mắt, hình vẽ trong sgk gần gũi với thiên nhiên –          – Trang 18,19 câu chuyện Âm nhạc Thần đồng âm nhạc: Một số chi tiết câu chuyện bị thay đổi. Nên giữ nguyên nọi dung câu chuyện cũ

–          – Các bài hát mới chữ hơi nhỏ, nên chỉnh lại cho phông chữ to hơn, hs dễ quan sát hơn

3
20 Mĩ thuật 2 Nguyễn Xuân Tiên, Nguyễn Thị Nhung (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Vũ Đức Long, Nguyễn Ánh Phương Nam, Lâm Yến Như, Phạm Văn Thuận, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam -Về cấu trúc tổng thể sách giáo khoa:            Sách được chia làm 5 chủ đề trong đó có 17 chủ điểm. Căn cứ theo thông tư   32/2018/TT BGDĐT-ngày 26/12/2018 thì sự phân bố tỉ lệ đảm bảo yêu cầu giữa Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng.

-Về nội dung sách giáo khoa:

 Nội dung sách phù hợp với nhiều vùng miền và nhiều đối tượng học sinh. Mạch nội dung được liên kết chặt chẽ giữa các bài trong chủ đề, kết thúc bài là sản phẩm mở rộng cho bài kế tiếp.

– Mục tiêu bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Câu,từ sử dụng trong sách giáo khoa ngắn gọn,xúc tích,dễ hiểu.

– Cách bố trí giữa kênh hình và kênh chữ hài hòa giúp học sinh dễ thực hiện.

– Mỗi chủ đề được chia thành chủ điểm, mỗi chủ điểm đảm bảo mục tiêu, nội dung yêu cầu cần đạt, tạo sự linh động cho giáo viên khi dạy theo chủ đề hoặc dạy theo tiết.

– Cuối mỗi bài học là phần kiến thức cần đạt của học sinh, liên kết các kiến thức lại với nhau học sinh đạt được mục tiêu của chủ đề.

Một số bài chưa phù hợp với đối tượng học sinh:

 VD: Chủ đề :Khu rừng nhiệt đới / Bài 3: Tắc kè hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

21 Mĩ thuật 2 Đoàn Thị Mỹ Hương, Đinh Gia Lê (đồng Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển (Chủ biên), Phạm Duy Anh, Bạch Ngọc Diệp, Trần Thị Thu Trang, Bùi Quang Tuấn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – Chương trình bộ SGK này gồm có 10 chủ đề / năm học . Hầu hết các chủ đề đều trải dài 4 tiết.Dựa vào thực tế đã  áp dụng chương trình có cấu trúc tương tự đối với lớp 1, tôi nhận thấy việc một chủ đề kéo dài nhiều tiết dễ gây tâm lý nhàm chán cho cả người dạy và người học. Theo tôi, nên điều chỉnh tăng thêm nội dung chủ đề và giảm số tiết trong mỗi chủ đề. Mỗi chủ đề chỉ nên kéo dài 2 đến 3 tiết sẽ phù hợp với đối tượng học sinh các lớp đầu cấp, tạo cho các em tâm lý thoải mái, hứng thú đón chờ bài học mới và việc học tập đạt hiệu quả cao hơn.

 

– Trong bộ sách này, phần giới thiệu tranh của các họa sĩ đã tập trung giới thiệu quá nhiều các tác phẩm của họa sĩ nước ngoài. Theo tôi, đối với HS lớp 2 chỉ cần cho các em hiểu về một số tác giả, tác phẩm trong nước là đủ. Nếu muốn giới thiệu mở rộng thì giữ nguyên tên tác giả,  không nên phiên âm kiểu ghi phát âm tiếng Việt. Điều này rất khó để người dạy tra cứu thêm thông tin về nhân vật cần giới thiệu. Khi tìm trên Google cũng không dịch ra được tên các họa sĩ  như Pôn- cờ- li ( chủ đề 3), An- bec- ta – gia- cô- mec ti, Ba- net –niu- men ( chủ đề 5), Va- xi -li -can –đin- xki, Cat- su-si- ca Hô- su- cai ( chủ đề 6)

 

3
22 Mĩ thuật 2 Nguyễn Thị Đông (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hải Kiên (Chủ biên), Phạm Đình Bình, Nguyễn Thị Huyền. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – Đây là bộ sách có nhiều ưu điểm vượt trội, được trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ rất cân đối, phù hợp, không thừa không thiếu. Đặc biệt là hệ thống kênh hình rất phong phú, đa dạng và sinh động. Hình ảnh và màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn, tạo được nguồn cảm hứng cho học sinh.Tất cả tranh ảnh minh họa đều phù hợp nội dung và gần gũi với đối tượng học sinh lớp 2.Nội dung các chủ đề đi từ thấp lên cao, từ cái cơ bản đến cái hình tượng rất rõ ràng, cụ thể. Các nội dung cần nhấn mạnh đã được thay đổi từ cách viết khô cứng là “ Ghi nhớ” thành các cụm từ nhẹ nhàng gần gũi như “ Bạn thấy đấy”, “Bạn nhớ nhé” khiến các em thoải mái, thú vị hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới.

– Các bài học, hoạt động trong bộ sách này được thiết kế có tính hệ thống, liên kết với nhau. Hoạt động trước kết thúc sẽ là khởi đầu cho hoạt động tiếp theo; bài học trước kết nối với bài học sau thông qua hoạt động vận dụng, phát triển và kết nối kiến thức, kĩ năng mĩ thuật với cuộc sống; từ đó góp phần hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng cho HS. 

– Cấu trúc chương trình gồm 18 bài với những nội dung hấp dẫn. Mỗi bài trung bình 2 tiết, đảm bảo tính vừa sức và khai thác được nhiều nội dung học tập khác nhau qua các chủ đề.

– Một số tác giả của bộ sách này cũng chính là tác giả bộ “Dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu học

-Tuy nhiên, hình minh họa ở một số trang còn hơi rối, chất lượng tranh ảnh mẫu chưa cao. Phần trình bày đề bài và cách sắp xếp kênh hình, kênh chữ chưa bắt mắt.

VD:

Bài 8: Hoa quả mùa xuân

Bài 11: Phương tiện giao thông

 

 

 

 

 

 

2

23 Hoạt động trải nghiệm 2 Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Thanh Bình (đồng Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Lê Thị Luận, Trần Thị Tố Oanh, Trần Thị Thu. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Kênh hình kênh chữ rõ ràng, chân thực, màu sắc đẹp, gần gũi với cuộc sống học sinh. Nội dung bài học chưa thật sự chi tiết, phần thực hành còn yêu cầu quá cao đối với học sinh.

Cụ thể bài 2(trang 13) trang trí tranh bằng hạt gạo, hạt đỗ, cúc áo,… quá khó đối với học sinh.

1
24 Hoạt động trải nghiệm 2 Phó Đức Hòa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hà Liên, Vũ Phương Liên, Nguyễn Hà My, Lại Thị Yến Ngọc, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang, Trần Thị Quỳnh Trang, Lê Phương Trí. Nhà xuất bản Giáo dục

Việt Nam

Các chủ đề của SGK được xây dựng nội dung gần gũi với các chủ đề giáo dục. Tên các chủ đề quá dài, một số các hoạt động khó thực hiện tại trường. Kênh hình nhiều, kênh chữ ít. 3
25 Hoạt động trải nghiệm 2 Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Phạm Quang Tiệp (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng, Ngô Quang Quế. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung: Cấu trúc Sách giáo khoa HĐTN 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 9 chủ đề trải nghiệm với 34 tuần hoạt động bao gồm trọn vẹn các mạch nội dung mà Chương trình quy định. Các mạch nội dung này được triển khai thành những chủ đề cụ thể và các nội dung nhỏ, vừa sức, thiết thực với HS lớp 2. Tuần 35 là tuần diễn ra các hoạt động tổng kết năm học và hoạt động lên kế hoạch trải nghiệm mùa hè của học sinh lớp 2. Các hoạt động được thiết kế thông qua 3 loại hình hoạt động chính là: Sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Ngoài ra điểm mới của bộ sách còn được thiết kế hoạt động ở nhà – “Hoạt động sau giờ học” trong mỗi chủ đề. Các hoạt động thiết kế được triển khai thành 9 chủ đề

Hình thức: Hình ảnh rõ nét, sinh động, hình minh họa thể hiện rõ nội dung của kiến thức làm cho học sinh dễ hiểu. Tuy nhiên một số hình ảnh minh họa không được đẹp mắt như hình ảnh ở trang 11, 12; hình ảnh chưa có sự đồng nhất về một kiểu thiết kế, có sự xen lẫn giữa ảnh thật và ảnh đồ họa

Nội dung bài học chưa thật sự chi tiết, phần thực hành còn yêu cầu quá cao đối với học sinh.

Cụ thể bài 2(trang 13) trang trí tranh bằng hạt gạo, hạt đỗ, cúc áo,… quá khó đối với học sinh lớp 2

2
26 Tiếng Anh 2 Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Lương Quỳnh Trang (Chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thuỷ, Nguyễn Quốc Tuấn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nội dung: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 2 – Chân trời sáng tạo được xây dựng thành 9 chủ đề, bám sát chương trình Hoạt động trải nghiệm, với kế hoạch giáo dục rõ ràng: Mỗi tháng 1 chủ đề, mỗi chủ đề 3 – 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết, mỗi tiết ứng với 1 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ; sinh hoạt giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp, đảm bảo tính thống nhất giữa các loại hình hoạt động. Nội dung các chủ đề được xây dựng xoay quanh các vấn đề về giáo dục kinh tế, chính trị, văn hoá,… địa phương, các ngày lễ lớn và gợi ý giáo dục của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng.

Hình thức:

Loại hình hoạt động sinh hoạt giáo dục theo chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động học tập tiếp nối với nhau trong cùng một chủ đề.

Bộ sách được thiết kế với những hình ảnh sắc nét, đẹp mắt. Tất cả các hình ảnh đều được vẽ dưới dạng đồ họa.

Tên các chủ đề quá dài, một số các hoạt động khó thực hiện tại trường. Kênh hình nhiều, kênh chữ ít.  

 

 

 

 

 

    3

27 Tiếng Anh 2 (Family and Friends – National Edition) Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nội dung:

– Bộ sách được thiết kế theo 9 chủ đề thể hiện qua 35 tuần. Mỗi tuần ứng với 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Thiết kế hoạt động tiếp nối với các nhiệm vụ tương ứng với hoạt động giáo dục, trải nghiệm ở nhà.

Hình thức:

 Hình thức sinh hoạt dưới cờ có phạm vi sinh hoạt tập thể toàn trường, chủ yếu tập trung nghe triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà ít tổ chức hoạt động cho học sinh trải nghiệm.

– Hình ảnh minh họa được lựa chọn đẹp mắt, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 2

 

Nội dung kiến thức từng bài đơn điệu, chưa cụ thể hóa vì vốn từ các em còn ít.

Một số nội dung bài còn quá khó đối với học sinh. VD: bài “Vui tết trung thu” (trang 13) nên thay tham gia biểu diễn múa lân bằng tham gia biểu diễn văn nghệ

 

7

28 Tiếng Anh 2 (English Discovery) Lưu Thị Kim Nhung (Chủ biên), Đỗ Thị Phi Nga. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hình ảnh sinh động, bài hát vui nhộn. Ngữ cảnh giới thiệu ngữ liệu mới tự nhiên. Nguồn tài nguyên hỗ trợ dạy và học phong phú. Lượng từ vựng và mẫu câu còn nhiều và khó với học sinh lớp 2.  

 

 

 

    1

29 Tiếng Anh 2 (Macmillan Next Move) Hoàng Tăng Đức (Chủ biên), Phùng Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thu Hoài. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Chủ đề sách đưa ra phong phú , nguồn tài liệu đa dạng, hình ảnh sinh động. Chương trình còn khá nặng với học sinh lớp 2.  

 

6

30 Tiếng Anh 2 (Explore Our World) Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên), Đỗ Thị Kim Thành. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Hình ảnh thật, sống động. Chủ đề phong phú. Phần từ: quá nhiều từ trong 1 tiết. Phần cấu trúc quá sức đối với học sinh lớp 2.  

 

8

31 Tiếng Anh 2 (i-Learn Smart Start) Nguyễn Thị Ngọc Quyên (Chủ biên), Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Dương Hoài Thương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung, chương trình phù hợp với học sinh lớp 2. Nguồn tài liệu đa dạng , giáo viên và học sinh dễ sử dụng. Chủ đề chưa phong phú.  

 

 

     2

32 Tiếng Anh 2 (Phonics- Smart) Nguyễn Thu Hiền (Chủ biên), Quản Lê Duy. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Từ vựng được đưa ra theo chủ đề, có phần khẩu hình giúp hs dễ học cách phát âm.

Nguồn tài liệu tiện dụng.

Bài chant hơi khó cho hs lớp 2.  

4

33 Tiếng Anh 2 (Extra and Friends) Võ Đại Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung SGK hướng đến phát triển cho hs 4 kĩ năng. Đặc biệt chú ý đến kĩ năng nghe nói cho hs.

Nguồn tài liệu tiện dụng.

Câu cho hs thực hành nói còn hơi dài.  

 

 

 

     5

 

 

    Người lập                                                                                                              Hiệu trưởng

        (Kí, ghi rõ họ tên, SĐT)                                                                               (Kí, ghi rõ họ tên)

 

 

         Vũ Văn Dũng                                                                                                   Đoàn Thị Chi

          SĐT: 0382 869 677